Tiếp
tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 18/6, dưới sự
chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên
chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và giáo
dục - đào tạo.
Phát
biểu mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trên cơ sở
tổng hợp những vấn đề về kinh tế - xã hội được cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều,
các đại biểu Quốc hội đã lựa chọn 2 nhóm vấn đề để Quốc hội tiến hành chất vấn,
thuộc trách nhiệm của 2 Bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Cùng tham gia giải trình có các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ
trách lĩnh vực và các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan. Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên
quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại
biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn.
Chủ
tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ Chín đang diễn ra với khí thế quyết tâm, đổi
mới, tinh thần trách nhiệm rất cao của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có
liên quan; được cử tri và Nhân dân theo dõi, phấn khởi, đồng tình, kỳ vọng, đặc
biệt là đối với việc thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, sắp xếp,
tổ chức lại đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;
thể chế hóa và thực hiện các chủ trương của Đảng, nhất là 4 Nghị quyết quan trọng
của Bộ Chính trị, được coi là “bộ tứ trụ cột”, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước
ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng, hùng cường của
dân tộc.
Trên
tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội bám sát các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và phạm
vi nội dung chất vấn của kỳ họp này để đánh giá khách quan, kỹ lưỡng những kết
quả, thành tựu đạt được, những khó khăn, thách thức, cơ hội; phân tích đúng mức,
sâu sắc và hiến kế, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ đột phá, sát thực tiễn, khả
thi, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước
trong giai đoạn mới.
Phát
huy thành công của các phiên chất vấn trước đây cùng với tinh thần đổi mới, dân
chủ, khí thế mới, quyết tâm mới của kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng,
với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội và các thành viên
Chính phủ sẽ tạo nên một phiên chất vấn và trả lời chất vấn sôi nổi, thành
công, góp phần đưa hoạt động chất vấn ngày càng trở thành điểm nhấn quan trọng
của kỳ họp, đáp ứng sự mong đợi của cử tri, Nhân dân và của chính các đại biểu
Quốc hội.
Chủ
tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn
vào cuối kỳ họp làm cơ sở để các cơ quan triển khai thực hiện và để Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại
biểu Quốc hội giám sát. Đồng thời, thông qua chất vấn của đại biểu Quốc hội,
các Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ có thêm thông tin để hoàn thiện các giải pháp hiệu
quả, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tạo chuyển biến mãnh mẽ
trong từng lĩnh vực quản lý.
Tiếp
đó, Quốc hội tiến hành chất vấn Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài chính: giải
pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu
tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, xác lập, thúc đẩy động
lực tăng trưởng mới; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan
trọng nhất của nền kinh tế, giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI); cơ chế, chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển các khu
công nghiệp, khu kinh tế. Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn
Văn Thắng. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Chí Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng,
Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về
những vấn đề có liên quan.
Tham
gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Thái Bình đặt vấn đề tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua một số
chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đối với hộ kinh doanh, cùng với
chính sách về thuế thu nhập cá nhân chậm được sửa đổi đã tác động trực tiếp đến
sức khỏe doanh nghiệp và sức tiêu dùng của người dân. Đại biểu băn khoăn vấn đề
nêu trên sẽ ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và tăng trưởng
2 con số những năm tiếp theo và những giải pháp để giảm thiểu rủi ro từ chính
sách mang lại.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung phát biểu chất vấn
Quan
tâm đến các đối tượng áp dụng miễn thuế, đại biểu Trần Khánh Thu, Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Thái Bình nêu vấn đề Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có quy định thu nhập được miễn thuế đối với
dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước phải hỗ trợ, đảm bảo kinh phí hoạt động. Tuy
nhiên theo quy định của Chính phủ thì các cơ sở y tế công lập tự chủ tài chính
nhóm 1, nhóm 2 không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho kinh phí hoạt động.
Từ năm 2024, cơ quan thuế các địa phương, cơ quan Kiểm toán nhà nước đã thống
kê và yêu cầu các cơ sở y tế công lập thực hiện kê khai và nộp thuế đối với các
khoản thu nhập từ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phải là giá dịch vụ
khám, chữa bệnh yêu cầu. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết các cơ sở y tế
công lập tự chủ tài chính nhóm 1, nhóm 2, nguồn thu từ giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh không phải khám, chữa bệnh yêu cầu có thuộc đối tượng áp dụng miễn
thuế không và những cơ sở y tế công lập đã và đang được cơ quan thuế yêu cầu kê
khai và nộp thuế của những năm trước có phải thực hiện nữa không.

Đại biểu Trần Khánh Thu phát biểu chất vấn
Vũ Đăng Dương
Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh