Tiếp
tục chương trình Kỳ họp Thứ 9, sáng ngày 14/6/2025, dưới sự điều hành của các Phó
Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua 06 dự
án Luật
Quốc
hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với 448/454 đại biểu Quốc
hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 93,72%. Luật này quy định về đối
tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế,
hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Quốc
hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) với 452/453 đại biểu
Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 94,56%. Luật này quy định về
đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế,
hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Quốc
hội đã thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp với 440/451
đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92,05% . Luật này
quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp.
Quốc
hội đã thông qua Luật Hóa chất (sửa đổi) với 442/445 đại biểu Quốc hội tham gia
biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92,47% . Luật này quy định về hóa chất, quản
lý hoạt động hóa chất; phát triển ngành công nghiệp hóa chất; thông tin hóa chất;
hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa; an toàn, an ninh trong hoạt động
hóa chất.
Quốc
hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật với 432/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm
tỷ lệ 90,38%. Luật này đã chỉnh sửa 31 điều, bổ sung 11 Điều mới, bãi bỏ 23 Điều.
Quốc
hội đã thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số với 441/445 đại biểu Quốc hội
tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92,26% . Luật này quy định về phát
triển công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tài sản
số, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các vị đại biểu quốc hội thông qua các dự án Luật
Cũng
tại phiên họp, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương Quốc
hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc
phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật
Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật
Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các
đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 11 Luật liên
quan về quân sự, quốc phòng là hết sức cần thiết, nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy
đủ chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Kết luận của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương (sửa đổi) liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các
cấp.