Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 18/6, dưới
sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội làm việc tại hội
trường biểu quyết thông qua các dự án Luật.
Với
425/426 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành chiếm 88,91%, Quốc hội đã
biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả. Nội dung Luật được thông qua gồm 3 điều sửa đổi các quy
định để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; về biện pháp quản lý sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây
dựng; về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; về
tổ chức dịch vụ năng lượng. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa được 408/420
đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành chiếm 85,36%. Luật gồm 3 điều quy
định các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân
khác có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Luật này có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Tiếp
đó, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đường sắt
(sửa đổi).
Các vị đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật
Trước
đó vào phiên họp buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp tục điều
hành phiên thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện phát triển kinh tế -
xã hội.
Phát
biểu kết luận Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết,
sau gần 1,5 ngày thảo luận tại Hội trường, đã có 86 đại biểu phát biểu, có 2 đại
biểu tham gia tranh luận, tất cả các đại biểu đã đăng ký đều đã được phát biểu.
Hai Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã tham gia giải trình nhiều vấn đề được
cử tri và các đại biểu quan tâm. Trong Phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã thảo
luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm. Các ý kiến phong phú, toàn diện, sâu sắc,
thể hiện tâm huyết của các đại biểu Quốc hội đối với các vấn đề quan trọng của
đất nước, các vấn đề để đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới và các vấn đề
được đông đảo cử tri quan tâm.
Các
đại biểu thống nhất năm 2024 và các tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp
tục diễn biến phức tạp, nhanh, khó dự báo, trong nước cũng có nhiều khó khăn và
thách thức. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự nỗ lực, quyết
tâm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ, các ngành, các cấp
và sự đóng góp to lớn của cả dân tộc, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế
nên kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phục hồi và phát triển tích cực, đạt kết
quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Thành
tựu đạt cơ bản nhưng các đại biểu cũng lưu ý một số vấn đề cần quan tâm để đạt
được kết quả cao nhất về kinh tế - xã hội năm 2025 và các năm tiếp theo. Các đại
biểu đánh giá năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ nên kết quả thực hiện kinh tế -
xã hội năm 2025 đóng góp quan trọng vào hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội
giai đoạn 2021-2025, tạo tiền đề để đất nước phát triển vào giai đoạn mới.
Các
đại biểu đề nghị bám sát diễn biến của tình hình thế giới, đặc biệt là động
thái chính sách của các nền kinh tế lớn và sự thay đổi của xu hướng toàn cầu
hóa, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách, tăng cường năng
lực nội sinh, triển khai quyết liệt và đột phá mang tính cách mạng theo các chủ
trương của Đảng để đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới, đồng thời phải có
giải pháp để khắc phục những thách thức khi sắp xếp tinh gọn bộ máy, ổn định
tâm tư cán bộ, công chức, xử lý tài sản, trụ sở làm việc dôi dư, đảm bảo các điều
kiện vật chất, con người để vận hành bộ máy mới thông suốt và hiệu quả.
Các
đại biểu lưu ý đến vấn đề kiểm soát lạm phát, tỷ giá, điều hành chính sách tiền
tệ linh hoạt, phù hợp với tình hình quốc tế, khu vực. Thực hiện có hiệu quả các
giải pháp để giảm chi phí vay vốn của người dân, doanh nghiệp để phát triển sản
xuất kinh doanh. Chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, đảm bảo cân đối
ngân sách, bội chi nợ công và tháo gỡ các điểm nghẽn trong quản lý đầu tư công,
trong chi tiêu công cho các mục tiêu phát triển. Tập trung sửa đổi và triển
khai có hiệu quả các luật có liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thực
hiện Nghị quyết 57 về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
cũng như các luật, nghị quyết để tạo hành lang pháp lý phát triển kinh tế số,
kinh tế tư nhân, kinh tế xanh và phát triển kinh tế - xã hội đạt các mục tiêu đề
ra.
Vũ Đăng Dương
Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh